Hội thảo “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo”: Đề xuất nhiều kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Ngày 04/01/2025, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) phối hợp với Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội tổ chức hội thảo “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo.”
Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động trong Tuần lễ Hội thảo quốc tế SIU Prize và Lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024, hướng tới thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Hội thảo vinh dự tiếp đón ông Nguyễn Phương Tuấn – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

GS.TS. Phan Trung Lý, Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung Ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách AI có trách nhiệm, bảo đảm an toàn và lợi ích cho con người trong nghiên cứu và ứng dụng. Đặc biệt, Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm, tạo lập khung pháp luật thúc đẩy phát triển AI. Một số yêu cầu quan trọng được đề xuất gồm: Cần tạo khung pháp luật thúc đẩy phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm AI, trong đó chủ sở hữu và các bên liên quan cần được pháp luật quy định rõ ràng; Bảo vệ quyền riêng tư, thông tin, dữ liệu cá nhân và tôn trọng quyền và phẩm giá con người trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng AI; Đảm bảo đạo đức và trách nhiệm pháp lý khi triển khai các hệ thống AI; Đề xuất các hoạt động AI bị nghiêm cấm nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ quyền lợi xã hội.

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

GS.TS. Phan Trung Lý trình bày tham luận “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam: Định hướng hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện.”

Chúng ta chưa cần có một luật riêng về trí tuệ nhân tạo mà chỉ cần những quy định khung về vấn đề đạo đức và pháp lý cơ bản không được vi phạm, đồng thời khuyến khích các công ty công nghệ định ra các quy định của mình.” – PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội, nguyên Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ ý kiến. Qua tham luận “Tổng quan về trí tuệ nhân tạo và những vấn đề pháp lý”, PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh cũng đề xuất dự thảo luật về quản lý AI, với các định hướng cụ thể: Bộ sẽ ban hành các nguyên tắc đạo đức cho việc phát triển, triển khai và ứng dụng AI; Xác định nguồn gốc của sản phẩm AI và Phân loại hệ thống AI theo mức độ rủi ro.

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh báo cáo tại hội thảo

Tập trung trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tham luận “Pháp lý trí tuệ nhân tạo trong khoa học công nghệ tại Việt Nam” của GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo SIU & ThS. Hồ Thiện Thông Minh – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ và Sáng tạo SIU đưa ra các giải pháp pháp lý trong các vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi AI gây ra sai sót và bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu, tính minh bạch. Đồng thời, đề xuất quy định giám sát và cấp phép các sản phẩm AI, nhấn mạnh sự cần thiết quy trình kiểm duyệt sản phẩm AI cần trải qua 4 bước: đánh giá tính an toàn, thử nghiệm thực tế, đánh giá khả năng giải thích và cuối cùng là cấp phép.

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

ThS. Hồ Thiện Thông Minh – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ và Sáng tạo SIU

Tham luận “Văn hoá pháp luật trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam” của GS.TS. Lê Minh Tâm – Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam đã đề xuất 5 giải pháp nhằm phát huy vai trò của văn hoá pháp luật trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển AI: Nâng cao nhận thức về AI và chú trọng cách tiếp cận văn hoá pháp luật trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng và phát triển AI; Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý, nâng cao ý thức pháp luật về AI; Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về trí tuệ nhân tạo; Khẩn trương ban hành bộ quy tắc quản trị trí tuệ nhân tạo và nghiên cứu xây dựng quy tắc đạo đức về trí tuệ nhân tạo.

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

ThS. Phan Thị Cẩm Giang, phụ trách ngành Tâm lý học SIU, chia sẻ về tầm quan trọng của phương pháp thống kê đối với nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học

GS.TS. Lê Minh Tâm trình bày tham luận “Văn hoá pháp luật trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Tham luận “Luật của Liên minh Châu Âu về trí tuệ nhân tạo và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam” đưa ra các khuyến nghị: Quản lý trí tuệ nhân tạo phải được xem như một phần trong chiến lược kỹ thuật số; Cần sớm chuẩn hoá về mặt pháp lý đối với thuật ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) để đảm bảo khả năng bao quát của pháp luật; Cần sớm có kế hoạch xây dựng các quy định của pháp luật về trí tuệ nhân tạo, tiến tới để xây dựng một đạo luật về trí tuệ nhân tạo trên cơ sở kinh nghiệm của Liên minh châu Âu.

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Tham luận của LG. Tạ Thị Hoàng Anh

Hội thảo có sự tham gia của giảng viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, đã cùng thảo luận và đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực, mang đến góc nhìn đa chiều về xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý cho trí tuệ nhân tạo, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên, mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan và chuyên gia trong và ngoài nước.

SIU Prize Week 2025 khởi động với hội thảo “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo”. Đây là chuỗi sự kiện học thuật diễn ra từ ngày 04/01 – 11/01/2025 gồm các hội thảo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo kết hợp cùng Lễ trao giải SIU Prize Computer Science Mùa 1.
Lễ trao giải SIU Prize Computer Science Mùa 1 diễn ra vào tối ngày 11/01/2025 tại nhà hát Diên Hồng – Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU). Sự kiện vinh danh các hạng mục giải thưởng danh giá trao cho các nhà khoa học trẻ người Việt Nam và người gốc Việt Nam trên toàn thế giới có luận án tiến sĩ xuất sắc, bảo vệ thành công không quá 5 năm trong lĩnh vực Khoa học máy tính.

Một số hình ảnh khác tại hội thảo:

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học: “Thống kê để hiểu và sử dụng dữ liệu”

Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn