Công trình khoa học của sinh viên SIU ngành QTKD năm học 2020-2021
STT
Đề tài
Tác giả
Giảng viên hướng dẫn
Tên Cuộc thi/Tạp chí/Hội thảo
Giải thưởng
Download
1
Tác động của mạng xã hội TIKTOK đến nhận thức và hành vi của thế hệ trẻ hiện nay (Khu vực thành phố Hồ Chí Minh)
1. Trần Thị Bích Loan
2. ĐinhThị Như Uyên
3. Lê Thị Diệu
4. Đặng Thị Thùy Trâm
TH S:Huỳnh Quốc Anh
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Nhất
Ngày nay với sự phát triển của các thiết bị điện tử trên phạm vi toàn cầu, mạng xã hội Internet đã thực sự bùng nổ. Chúng đã liên kết người với người chỉ trong một vài thao tác trên công cụ số. Bên cạnh nhu cầu được ăn ngon mặc đẹp thì nhu cầu về giải trí của con người cũng ngày càng được nâng cao. Và sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu nói chung và nền tảng mạng xã hội Tiktok nói riêng chính là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy. Cũng từ đó, mạng xã hội Tiktok dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc sử dụng Tiktok không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí mà còn có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và cách ứng xử của người dùng trong các mối quan hệ đang diễn ra cùng với quá trình con người tham gia mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại có hành vi ứng xử như vậy, đâu là nguyên nhân, họ có nhận thức được vấn đề không? Vì vậy nghiên cứu thái độ và nhận thức của sinh viên là giải pháp tối ưu nhất hiện nay . Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài ” Tác động của mạng xã hội TIKTOK đến nhận thức và hành vi của thế hệ trẻ hiện nay (Khu vực TP.HCM ).
2
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SIU NHẰM ĐÁP ỨNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Nguyễn Thành Đạt
2. Trần Phát Đạt
3. Lê Nguyễn Thanh Duy
4. Nguyễn Quốc Bình
5. Nguyễn Bạch Bích Nguyên
6. Vũ Thị Mai
7. Võ Thái Hoàng
8.Nguyễn Phạm Việt Nga
TS.Hồ Thiện Thông Minh
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Nhì
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên được nhà trường rất chú trọng. Tuy nhiên việc mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay ở trường vẫn còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết, vì vậy không tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học. Dẫn đến việc hiện nay với nhiều bạn sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy các bạn chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm. Từ các trường hợp trên, dưới góc nhìn của sinh viên, nhóm tác giả thấy việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để nâng cao kỹ năng cho sinh viên trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung là rất cần thiết. Vì thế nhóm tác giả đã chọn đề tài này.
3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HẠN CHẾ SỬ DỤNG TIỀN MẶT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN DỊCH BỆNH COVID-19
1. Ngô Mỹ Uyên
2. Ngô Thị Phương Thanh
3. Trần Lê Thùy Trang
4. Nguyễn Nhật Nam
5. Trần Phương Thảo
TS.Hồ Thiện Thông Minh
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Ba
Sau đợt dịch Covid-19 đợt 1, các gian hàng nhỏ lẻ đã trang bị nhiều ứng dụng thanh toán trực tuyến, khi đi mua hàng những người biết sử dụng thẻ hay thanh toán thông qua các ứng dụng trực tuyến hầu hết là các hộ gia đình trẻ tuổi, còn những người thuộc thế hệ cha ông chúng ta lại vẫn sử dụng tiền mặt vì họ không biết cách dùng thẻ và cũng lo ngại về về an ninh an toàn và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nên việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều khó khăn. Từ các trường hợp trên, dưới góc nhìn của sinh viên, nhóm tác giả thấy việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hạn chế sử dụng tiền mặt là rất cần thiết trong mùa dịch covid hiện nay. Vì thế nhóm tác giả đã chọn đề tài này.
4
Phương án giải quyết vấn nạn đốt rơm rạ tại Việt Nam
1. Nguyễn Minh Tấn
2. Huỳnh Yến Nhung
3. Vũ Thị Diệu Huyền
4. Nguyễn Thiết An
TS. Lưu Thị Thanh Mai
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Khuyến khích
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2018), mỗi năm chúng ta sản xuất được hơn 45 triệu tấn lúa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.Với sản lượng lúa gạo cao như vậy, chắc hẳn lượng phụ phẩm trong trồng trọt như rơm rạ,vỏ trấu, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được thải ra môi trường số lượng rất lớn và đang có xu hướng ngày càng tăng..Trong đó, rơm rạ chiếm tỷ lệ lớn và hầu hết đang bị thải bỏ trực tiếp trên đồng ruộng. Vậy bằng cách nào để chúng được xử lý và sử dụng hiệu quả để vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa không làm lây lan dịch bệnh và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị đất cho mùa vụ mới? Đây là vấn đề nhức nhối và cấp bách cần được giải quyết tại nước ta nói chung và ở những vùng nông thôn nói riêng. Trước đây, rơm rạ sau khi thu hoạch thường được thu gom để làm nguyên liệu đun nấu, thức ăn cho gia súc, chất độn chuồng hoặc rải trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng như chất che phủ cho các cây trồng khác. Ngày nay, đời sống ở khu vực nông thôn đã được cải thiện, người nông dân chuyển sang sử dụng các loại nguyên liệu đã được thương mại hóa mà ít sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để đun nấu trong gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng sau thu hoạch ngày càng trở nên phổ biến. Việc đốt rơm, rạ không những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông. Hiện tại, hầu hết các nước đã và đang tiếp tục tìm kiếm các phương pháp tận dụng rơm, rạ và xử lý theo cách an toàn, thân thiện với môi trường. Một trong những phương pháp tận dụng rơm, rạ là trồng nấm rơm; sản xuất phân bón từ rơm, rạ; sử dụng rơm, rạ cho sản xuất năng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ở các nước trên thế giới, rơm rạ ngày càng được áp dụng phổ biến làm vật liệu hữu ích. Rơm, rạ vừa có nhiều lợi ích, vừa không tốn quá nhiều chi phí vậy tại sao chúng ta không tận dụng và khai thác nguồn nguyên liệu này một cách hiệu quả để vừa góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước, vừa bảo vệ được môi trường? Đó là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN NẠN ĐỐT RƠM TẠI VIỆT NAM”
5
Tối ưu hoá thời gian cho sinh viên
1. Nguyễn Khánh Minh Anh
2. Phạm Quý Phụng
Ths.Huỳnh Quốc Anh
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Khuyến khích
Nhận thấy áp lực khi phân bố thời gian giữa việc đi học và đi làm của sinh viên SIU,và nhận thấy kỹ năng quản lý thời thời gian là kỹ năng vô cùng quan trọng và được sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu và quan tâm. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Tối ưu hoá thời gian cho sinh viên” đã được chúng em thực hiện. Với mong muốn mang lại lợi ích cho Sinh Viên Siu, giúp sinh viên phân bố thời gian hợp lý, tăng năng suất và hiệu quả trong công việc cũng như học tập, giúp sinh viên trau dồi được kỹ năng quản lý thời gian, giúp tiết kiệm được thời gian, biết cách lập kế hoạch và định hướng mục tiêu cho học tập và công việc của bản thân. Chúng em tìm hiểu thực trạng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn từ đó phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng quản lý thời gian của sinh viên và đưa ra các giải pháp quản lý thời gian để sinh viên Trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn phát triển nâng cao.
Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn