Công trình nghiên cứu khoa học đề tài khởi nghiệp cấp trường 2020-2021
STT
Đề tài
Tác giả
Giảng viên hướng dẫn
Tên Cuộc thi/Tạp chí/Hội thảo
Giải thưởng
Download
1
Kế hoạch kinh doanh Dự án Căn tin Rooftop trường Đại học Quốc tế Sài Gòn – SIUP
1. Hoàng Đào Thùy Trang
2. Trương Hoàng Phương Linh
TS. Lưu Thị Thanh Mai
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Nhất
Nhận thấy nhu cầu to lớn, tiềm năng về việc ăn uống tại trường và những bất cập ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên khi trường không có căn tin. Từ đó, Đề tài nghiên cứu khoa học “Kế hoạch kinh doanh Dự án Căn tin Rooftop trường Đại học Quốc tế Sài Gòn – SIUP” nghiên cứu dự án kinh doanh start-up về lĩnh vực ẩm thực, dành cho sinh viên của trường Đại học Quốc tế Sài Gòn được ra đời. Với mong muốn sinh viên được tiện nghi hơn trong việc ăn uống tại trường, đảm bảo bữa sáng, bữa trưa của sinh viên cho những giờ học tiếp theo, SIUP cung cấp cho sinh viên hai bữa sáng và trưa với những món ăn thuần Việt được chế biến thanh đạm, với giá cả rất “sinh viên”. Với 2 hình thức order trước qua page Facebook SIUP hoặc mua tại Căn tin Rooftop SIUP được đặt tại sân thượng cơ sở Lewis của trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. Là một dự án “của sinh viên, do sinh viên, vì sinh viên”, SIUP hứa hẹn sẽ là nơi “sạc” năng lượng cho sinh viên, góp phần thúc đẩy sự năng động và chủ động của sinh viên trong các giờ học và hoạt động nhà trường. Tất cả vì một SIU ngày càng đi lên – “ Together We Up”.
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Nhì
Lúa gạo là một sản phẩm truyền thống gắn bó với bao thế hệ người Việt Nam. Đồng thời, nước ta cũng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, nổi tiếng là hạt gạo Việt – “hạt ngọc trời” nấu cơm rất dẻo, thơm. Hàm lượng glucid có trong gạo chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt, chủ yếu dưới dạng tinh bột, được xem là loại lương thực cung cấp năng lượng chính, không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt và một số nước châu Á. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm gạo của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất thô. Một số sản phẩm đã được đưa vào chế biến nhưng chủ yếu ở dạng bánh, bột gạo. Do công nghệ, thiết bị chế biến nông sản còn hạn chế nên chưa có nhiều sản phẩm tinh, có chất lượng chế biến từ gạo, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa mang lại lợi nhuận cho người nông dân và cũng chưa tạo được sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Hiện nay, xu hướng sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạt từ gạo, hạnh nhân, óc chó, đậu nành,… đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Đặc biệt là sữa gạo ngày càng được ưa chuộng do có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, giàu chất dinh dưỡng, dễ dàng bổ sung vitamin,, chất đạm, giúp trẻ hoá, ít calo và cholesterol. Sữa gạo không gây dị ứng như sữa bò, phù hợp cho cả người già, trẻ sơ sinh, trẻ em. Ở Việt Nam, sữa chiết xuất từ gạo vẫn là loại sản phẩm mới mẻ, ít doanh nghiệp sản xuất mà chủ yếu nhập khẩu sữa gạo từ Hàn Quốc, Nhật Bản với giá thành cao 45.000 – 75.000 đồng/lít. Điều đáng nói là nguyên liệu sản xuất sữa gạo lại được các nước này nhập khẩu với giá thành rẻ từ chính các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu sữa bột về sản xuất sữa bò, nhập khẩu đậu tương về sản xuất sữa đậu nành. Trong khi cả kho nguyên liệu “vàng” là hạt gạo để sản xuất sữa đang bị bỏ quên. Tất cả các loại gạo đều có thể làm nguyên liệu để sản xuất sữa gạo. Có điều, sữa là sản phẩm siêu sạch nên nguyên liệu dùng để sản xuất sữa cũng phải được trồng theo quy trình sạch. Những nguyên liệu để sản xuất sữa cũng phải được lựa chọn một cách kỹ lưỡng.
3
Vườn rau mẹ trồng Terradern
1. Nguyễn Khánh Minh Anh
2. Lê Thu Hiền
Ths.Trương Thị Hải Thuận
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải Ba
Hiện nay, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đang tràn lan trên thị trường, ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và những thông tin về vấn đề thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất, phun thuốc tăng trưởng đang tràn lan trên thị trường làm cho nhiều người lo ngại mỗi khi sử dụng. Nhu cầu về “an toàn vệ sinh thực phẩm” ,“đảm bảo sức khỏe vàdinh dưỡng” đang trở thành một vấn đề rất được quan tâm trong cộng đồng. Các siêu thị bách hóa xanh ngày càng mọc lên là một bằng chứng. Một vấn đề lớn khác của ngành nông nghiệp Việt Nam là đất. Diện tích đất dành cho trồng trọt đang ngày càng thu hẹp. Đất nông nghiệp bịsử dụng để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư… Dự án:”Vườn rau mẹ trồng “ là ý tưởng giải quyết vấn đề thiếu đất nông nghiệp canh tác tại các khu đô thị và mang đến nông sản an toàn đến tay người tiêu dùng. Nhằm khuyến khích và nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cùng với ý thức bảo vệ môi trường, tạo ra không gian sống xanh và lành mạnh.
4
Vright procurement Company – Chuỗi cung ứng rơm
1. Nguyễn Minh Tấn
TS. Lưu Thị Thanh Mai
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 năm học 2020 – 2021”
Giải khuyến khích
Trước đây, rơm rạ sau khi thu hoạch thường được thu gom để làm nguyên liệu đun nấu, thức ăn cho gia súc, chất độn chuồng hoặc rải trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng như chất che phủ cho các cây trồng khác. Ngày nay, đời sống ở khu vực nông thôn đã được cải thiện, người nông dân chuyển sang sử dụng các loại nguyên liệu đã được thương mại hóa mà ít sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để đun nấu trong gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng sau thu hoạch ngày càng trở nên phổ biến. Việc đốt rơm, rạ không những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông.Ở các nước trên thế giới, rơm rạ ngày càng được áp dụng phổ biến làm vật liệu hữu ích. Rơm, rạ vừa có nhiều lợi ích, vừa không tốn quá nhiều chi phí vậy tại sao chúng ta không tận dụng và khai thác nguồn nguyên liệu này một cách hiệu quả để vừa góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước, vừa bảo vệ được môi trường? Đó là lý do chúng tôi cho ra đời dự án ” V-Right procurement Company”
Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn