THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2015
(Bậc đại học và cao đẳng hệ chính quy)

Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn là trường đại học quốc tế tại Việt Nam, đào tạo bậc đại học và cao đẳng cho sinh viên Việt Nam và nước ngoài, vừa có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, vừa có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt theo tiêu chuẩn chương trình đại học Hoa kỳ
Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn thông báo xét tuyển bậc đại học và cao đẳng hệ chính quy năm 2015 như sau:

–          Phạm vi tuyển sinhTuyển sinh trong cả nước.

–          Các bậc học, ngành đào tạo, mã ngành, khối xét tuyển.

Mã trường TTQ

Tên ngành

Mã ngành

Khối thi

Bậc Đại học

Quản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Thương mại quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Quản trị du lịch, Marketing).

D340101

A, A1, D1

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

Khoa học máy tính

D480101

A, A1, D1

Cao đẳng

Quản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại, Marketing).

C340101

A, A1, D1

Tiếng Anh

C220201

D1

 

1. Phương thức tuyển sinh:

1.1. Đối tượng HS tốt nghiệp các trường THPT Việt Nam:

Trường thực hiện 2 phương thức xét tuyển như sau:

– Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

– Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

1.1.1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

1.1.1.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh dựa vào các tiêu chí sau:

a) Thí thí sinh dự dự kỳ thi THPT quốc gia ở các cụm thi do trường đại học tổ chức;

b) Kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

c) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành theo đối tượng và khu vực;

d) Thí sinh nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

1.1.1.2. Chỉ tiêu xét tuyển:

Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn dự kiến dành 250 chỉ tiêu (200 chỉ tiêu đại học và 50 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

1.1.1.3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển:

a) Thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

b) Không nhân hệ số điểm môn thi, trước khi xây dựng biên bản điểm trúng tuyển (điểm trúng tuyển không nhân hệ số);

c) Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

d) Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước;

e) Nguyên tắc xét tuyển chung là: lấy thí sinh có kết quả thi cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

1.1.2. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

1.2.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh dựa vào các tiêu chí sau:

a) Đối với bậc cao đẳng:

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt:

– Tốt nghiệp THPT;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12;

– Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển;

– Xếp loại hạnh kiểm.

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh:

– Tốt nghiệp THPT;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12;

– Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển;

– IELTS 5.0 hoặc TOEFL PBT 450 (iBT 45);

– Xếp loại hạnh kiểm.

Trường hợp thí sinh chưa đạt điểm tiếng Anh đầu vào nêu trên sẽ vừa học chương trình kiến thức giáo dục đại cương dạy bằng tiếng Việt vừa học chương trình tiếng Anh học thuật của Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòntrong thời gian không quá 12 tháng. Khi đạt TOEFL 450 theo yêu cầu của bậc cao đẳng, sinh viên sẽ học chương trình kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bằng tiếng Anh.

b) Đối với bậc đại học:

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt:

– Tốt nghiệp THPT;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12;

– Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển;

– Xếp loại hạnh kiểm.

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh:

– Tốt nghiệp THPT;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12;

– Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển;

– IELTS 5.5 hoặc TOEFL PBT 500 (iBT 61);

– Xếp loại hạnh kiểm.

Trường hợp thí sinh chưa đạt điểm tiếng Anh đầu vào nêu trên sẽ vừa học chương trình kiến thức giáo dục đại cương dạy bằng tiếng Việt vừa học chương trình tiếng Anh học thuật của Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn trong thời gian không quá 12 tháng. Khi đạt TOEFL 500 theo yêu cầu của bậc đại học, sinh viên sẽ học chương trình kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bằng tiếng Anh.

Thí sinh không có chứng chỉ tiếng Anh nêu trên được tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh do Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn tổ chức.

Sinh viên chương trình tiếng Anh học thuật sẽ được tham dự các kỳ kiểm tra tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào 6 tháng/lần.

Quá thời hạn 12 tháng sinh viên chưa đạt điều kiện tiếng Anh đầu vào sẽ chuyển học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt.

1.2.2. Chỉ tiêu xét tuyển:

Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn dự kiến dành 350 chỉ tiêu (300 chỉ tiêu đại học và 50 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

1.2.3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển:

Điều kiện xét tuyển:

a) Đối với bậc cao đẳng:

– Tốt nghiệp THPT;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6,0 trở lên (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào);

– Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển đạt từ 6,0 điểm trở lên;

– Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên.

b) Đối với bậc đại học:

– Tốt nghiệp THPT;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6,5 trở lên (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào);

– Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển đạt từ 6,5 điểm trở lên;

– Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển:

Lấy thí sinh đạt điều kiện điểm trung bình chung các môn thuộc khối xét tuyển (nêu trên) và hạnh kiểm Khá trở lên có điểm trung bình cả năm lớp 12 từ cao trở xuống đến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

Điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng) được cộng vào điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét tuyển khi điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

1.2. Đối tượng khác

1.2.1. Xét tuyển thí sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh là ngôn ngữ chính), thí sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính) tốt nghiệp chương trình THPT của IB, thí sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT ở các  nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính:

a) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Việt, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của  Trường;

b) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Anh, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm) theo quy định của Trường.

1.2.2. Xét tuyển thí sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ như bằng IB), thí sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính):

a) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Việt, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường;

b) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Anh, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm) và yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào theo quy định của Trường.

2. Đăng ký xét tuyển, nộp hồ sơ và quy trình xét tuyển:

2.1 Quy định về hồ sơ đăng kí xét tuyển

a) Đối với thí sinh dự thi THPT quốc gia đăng ký xét tuyển vào trường. Hồ sơ đăng ký xét tuyển  gồm:

– Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc);

– 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

b) Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông. Hồ sơ đăng kí xét tuyển gồm:

– Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

– Bản sao công chứng học bạ.

– Bản sao kết quả TOEFL iBT hoặc IELTS (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

– Các loại giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên.

c) Đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài, thí sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT ở nước nói tiếng Anh, thí sinh học ở trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ như bằng IB). Hồ sơ đăng kí xét tuyển gồm:

– Bản sao dịch thuật công chứng bằng tốt nghiệp THPT (nếu có);

– Bản sao dịch thuật công chứng bảng điểm bậc THPT;

– Bản sao kết quả TOEFL iBT hoặc IELTS (đối với thí sinh học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh quy định trong mục Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển).

– Bản sao công chứng visa (đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài).

2.2 Quy trình đăng kí, nộp hồ sơ  và xét tuyển

a) Đối với thí sinh dự thi THPT quốc gia đăng ký xét tuyển vào trường

Bước 1: Đăng kí xét tuyển

Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học – cao đẳng theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành: Phiếu đăng ký dự tuyển, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Bước 2: Nộp hồ sơ xét tuyển

a) Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.

b) Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

c) Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT.

Bước 3: Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển trên cơ sở kết quả thi của thí sinh (đã cộng điểm ưu tiên theo quy định). Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Bước 4: Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học.

b) Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông.

Bước 1: Đăng kí xét tuyển

– Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển (theo quy định của trường) cùng với Phiếu đăng ký xét tuyển đại học – cao đẳng theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.

– Thí sinh chưa nộp đủ hồ sơ theo quy định của trường cần chỉ rõ trong Phiếu đăng kí các hồ sơ còn thiếu.

– Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Bước 2: Nộp bổ sung hồ sơ đăng kí xét tuyển như sau

Những thí sinh chưa nộp đủ hồ sơ ở bước 1 phải  nộp hồ sơ bổ sung qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường, được vào Sổ đăng ký căn cứ theo con dấu bưu điện hoặc ngày nộp trực tiếp theo thời hạn quy định của trường

Các trường hợp do sơ xuất, không đăng ký xét tuyển khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học – cao đẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, có thể nộp đồng thời phiếu đăng kí xét tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông bổ sung trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn.

Bước 3: Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển theo các tiêu chuẩn đã nêu trên. Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

 Bước 4: Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học.

c) Đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài, thí sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT ở nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính, thí sinh học ở trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ như bằng IB). Hồ sơ đăng kí xét tuyển gồm:

Bước 1: Đăng kí xét tuyển

– Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định của trường.

– Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh theo quy định của trường.

Những thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường, được vào Sổ đăng ký căn cứ theo con dấu bưu điện hoặc ngày nộp trực tiếp theo thời hạn quy định của trường

Bước 2: Tổ chức kiểm tra kiến thức và tiếng Việt (đối với thí sinh có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Việt quy định trong mục Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển)

Bước 3: Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển theo các tiêu chuẩn đã nêu trên. Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Bước 4: Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học.

3. Thời gian xét tuyển sinh:

3.1. Thời gian xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

            – Đợt xét tuyển 1: trước ngày 20/8/2015, đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường.

– Đợt xét tuyển 2: Từ ngày 21/8/2015 đến hết ngày 10/9/2015.

– Đợt xét tuyển 3: Từ ngày 11/9/2015 đến hết ngày 5/10/2015.

– Đợt xét tuyển 4:

* Từ ngày 6/10/2015 đến hết ngày 31/10/2015 (đối với bậc đại học).

* Từ ngày 6/10/2015 đến hết ngày 15/11/2015 (đối với bậc cao đẳng).

3.2. Thời gian xét tuyển sử dụng kết quả học bậc trung học phổ thông.

– Đợt nhận hồ sơ và xét tuyển 1:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (hoặc bổ sung hồ sơ): từ ngày 01/7 đến trước ngày 25/7/2015.

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 26/7 đến hết ngày 31/7/2015.

– Đợt nhận hồ sơ và xét tuyển 2:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (hoặc bổ sung hồ sơ): từ ngày 01/8 đến trước ngày 25/8/2015.

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 26/8 đến hết ngày 31/8/2015.

– Đợt nhận hồ sơ và xét tuyển 3:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (hoặc bổ sung hồ sơ): từ ngày 01/9 đến trước ngày 25/9/2015.

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 26/9 đến hết ngày 30/9/2015.

– Đợt nhận hồ sơ và xét tuyển 4:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (hoặc bổ sung hồ sơ):

* Từ ngày 01/10/2015 đến hết ngày 31/10/2015 (đối với bậc đại học).

* Từ ngày 01/10/2015 đến hết ngày 15/11/2015 (đối với bậc cao đẳng).

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 1/11 đến hết ngày 5/11/2015 (đối với bậc đại học) và 20/11/2015 (đối với bậc cao đẳng).

4. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng đươc quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Ngoài ra trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

5. Lệ phí tuyển sinh: 

Lệ phí xét tuyển: 100.000 VNĐ/bộ hồ sơ (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt); 525.000 VNĐ/bộ hồ sơ (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

6. Địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển:

Hồ sơ đăng kí xét tuyển nộp cho trường theo đường bưu điện chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại:

– Phòng Tuyển sinh Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn,

– Địa chỉ: 8C Tống Hữu Định, P.Thảo Điền, Q.2, Tp.HCM

– Điện thoại: 08.54093929 – 08.54093930.

Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn