Nhiều đề tài nghiên cứu của học viên MCS được đánh giá cao về tính ứng dụng

Ngày 25/6/2024, Phòng Khoa học & Công nghệ Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn (SIU) tổ chức thành công Hội đồng bảo vệ đề tài NCKH của các học viên chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khoa học máy tính (MCS).
Tham dự Hội đồng đánh giá đề tài NCKH có sự hiện diện của TS. Đinh Thị Thu Hương, TS. Trương Hải Bằng – Chủ tịch Hội đồng, đại diện Phòng Khoa học & Công nghệ SIU. Thành viên của Hội đồng là các nhà khoa học có học vị tiến sĩ đến từ Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCMĐại học Kinh tế TPHCM.
Các đề tài nhận được đánh giá cao bởi sự đóng góp cho lý thuyết chuyên ngành và giá trị ứng dụng thiết thực trong lĩnh vực công tác mà học viên đang đảm nhận.
Đại diện Hội đồng chia sẻ: “Các học viên mang đến những chủ đề hấp dẫn và cập nhật xu hướng mới nhất trong lĩnh vực khoa học máy tính, đồng thời có tính ứng dụng thực tiễn cao trong nhiều lĩnh vực như Giáo dục, Y tế, Kiến trúc chính quyền điện tử…
Các đề tài của học viên:
Đề tài 1: “Ứng dụng phân lớp và phân cụm dữ liệu tuyển sinh của trường Cao đẳng Viễn Đông” của học viên Cao Thanh Phú, Lê Đình Quang. Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Hải Bằng.
Đề tài áp dụng các kỹ thuật khoa học dữ liệu và học máy để tối ưu hóa quá trình tuyển sinh thông qua việc phân tích và nhóm các thí sinh dựa trên dữ liệu tuyển sinh, từ đó xây dựng các mô hình phân lớp và phân cụm nhằm cải thiện các chiến lược tuyển sinh, đồng thời cung cấp các giải pháp tư vấn và hỗ trợ dựa trên những thông tin phân tích chính xác.
Đề tài 2: “Phát triển và đánh giá kỹ thuật hồi quy Logistic trong bài toán phân lớp khối u ở tuyến giáp” của các học viên Đặng Hải Phước, Lê Quang Yên, Văn Minh Hoàng Quân, BS CKII Trần Nguyễn Khánh. Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Hải Bằng.
Đề tài nghiên cứu các giải pháp Trí tuệ nhân tạo để xây dựng hệ thống phân lớp các bệnh lý về giáp có độ chính xác cao, dựa trên các dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng và sinh thiết của bệnh nhân góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân tuyến giáp tại bệnh viện Ung Bướu.
Đề tài 3: “Nghiên cứu kiến trúc chính quyền điện tử TPHCM và đề xuất cập nhật kiến trúc giai đoạn đến năm 2025” của học viên Lý Minh Tuân, Ngô Lê Phương Đài, Đặng Hữu Hưng, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thành Duy Tiến. Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thu Hương.
Đề tài xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử TPHCM nhằm xác định quá trình chuyển đổi về trạng thái ứng dụng CNTT của bộ máy chính quyền thành phố vào năm 2025 với 5 kiến trúc thành phần cơ bản: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc dữ liệu, Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc công nghệ và Kiến trúc An toàn thông tin, an ninh mạng. Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các sở, ban, ngành, quận, huyện, thành phố, phường, xã, thị trấn và các cơ quan nhà nước khác trực thuộc hiểu rõ vị trí, trách nhiệm của mình trong việc ứng dụng và phát triển CNTT một cách toàn diện và đồng bộ.
Đề tài 4: “Mô hình XAI và ứng dụng” của học viên Phạm Xuân Trí, Trần Lê Hải Bình. Giảng viên hướng dẫn: GS. TSKH. Hoàng Văn KiếmTS. Huỳnh Ngọc Tín.
Đề tài tìm hiểu vai trò XAI trong một số ngành nghề như Y học, kinh tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp… Khảo sát, phân tích ưu, nhược điểm các hướng tiếp cận của các mô hình XAI. Lựa chọn, thực nghiệm và đánh giá các mô hình XAI tiêu biểu cho mỗi hướng tiếp cận trên các tập dữ liệu được chọn.
Các hình ảnh tại buổi báo cáo và đánh giá:

Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn