Tổng quan chương trình

Chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại kéo dài 8 học kì được học trong 4 năm bao gồm các môn học chương trình đại cương và các môn chuyên ngành.

Chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn được thiết kế theo tiêu chuẩn nội dung chương trình của các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ.

Đặc điểm chương trình

Mục tiêu của chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại là nhằm đào tạo sinh viên có kiến thức sâu rộng về chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có khả năng thích nghi cao để đáp ứng những đòi hỏi của môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh toàn cầu. Nhờ chương trình được thiết kế đa dạng và linh hoạt, sinh viên sau khi kết thúc khóa học có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh, xuất nhập khẩu, sự biến động của tỉ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước; áp dụng tư duy phân tích và kỹ năng quản lý ở các mức độ và tiêu chuẩn khác nhau. Sinh viên cũng có khả năng phân tích thị trường, các xu hướng của thị trường và có kiến thức cơ bản về luật kinh doanh quốc tế.

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có được nhận thức sâu sắc, am hiểu lý thuyết và thực tiễn về quan hệ kinh tế quốc tế; biết tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của một ngành, một địa phương, một doanh nghiệp; có sự am hiểu về luật pháp và thông lệ quốc tế; nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.

Để nhận bằng cử nhân chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, sinh viên phải hoàn thành chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại và đạt chứng chỉ TOEIC tối thiểu 500 điểm của ETS – Hoa Kỳ.

Để nhận bằng cử nhân chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, sinh viên phải hoàn thành chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại và đạt chứng chỉ TOEFL tối thiểu 550 điểm của ETS – Hoa Kỳ.

Ngoài ra, sau khi học xong 2 năm đầu chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên được công nhận liên thông 2 năm cuối nếu có nhu cầu chuyển đến các trường đại học có quan hệ hợp tác với Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòncó thể học tiếp thạc sĩ và tiến sĩ tại các trường đại học của Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, …

Các tiêu chuẩn chuyển tiếp cụ thể sẽ do trường đại học được chọn quy định.

Điều kiện tuyển sinh

Điều kiện tuyển sinh

I. Đối với HS tốt nghiệp các trường THPT Việt Nam:

Học sinh chọn 1 trong 4 phương thức xét tuyển sau:

a. Xét học bạ 3 học kỳ

– Tốt nghiệp THPT;

– Xếp loại hạnh kiểm HK1 lớp 12 từ Khá trở lên.

– Tổng điểm trung bình chung 3 học kỳ (2 HK lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 6,0 trở lên

TB HK 1 lớp 11 + TB HK 2 lớp 11 + TB HK1 lớp 12 = 6.0
           3

– Tổng điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển HK1 lớp 12 từ 18 điểm trở lên.

– Thời gian xét tuyển như sau:

Đợt 1: 15/1 – 31/3

Đợt 2: 01/4 – 29/6

Đợt 3: 01/7 – 31/8

b. Xét tuyển học bạ lớp 12

– Tốt nghiệp THPT;

– Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên;

– Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6.5 trở lên;

– Tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 20 điểm trở lên.

– Thời gian xét tuyển:

Đợt 1: 02/5 – 29/6

Đợt 2: 01/7 – 31/8

Đợt 3: 03/9 – 29/9

c.Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT

– Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, đạt mức điểm tổ hợp 3 môn do SIU công bố sau khi có kết quả thi.

– Thí sinh đăng ký và thực hiện hồ sơ, lịch trình tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM 2024

– Tốt nghiệp THPT;

– Đăng ký tham dự kỳ thi ĐGNL 2024 của ĐHQG TPHCM và đạt mức điểm SIU công bố

– Thời gian xét tuyển theo lịch trình tổ chức thi của ĐHQG TPHCM.

*Hồ sơ xét tuyển gồm:

+ Đơn dự tuyển theo mẫu của SIU, thí sinh tải miễn phí tại: https://tuyensinh.siu.edu.vn

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (hoặc bằng tốt nghiệp THPT, thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp THPT sẽ được bổ sung sau);

+ Bản sao công chứng học bạ THPT;

+ Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt), 550.000đ/1 hồ sơ (Nếu học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

Tham khảo cấu trúc đề thi, lịch thi đánh giá năng lực của ĐHQGTPHCM: Tại đây

Ngành/chuyên ngành, tổ hợp xét tuyển 2024 như sau:

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Quản trị kinh doanh gồm các chuyên ngành:
* Quản trị kinh doanh,
* Thương mại quốc tế,
* Quản trị du lịch,
* Kinh tế đối ngoại,
* Marketing số,
* Kinh danh số.

7340101

A00 (Toán, Lý, Hóa),
A01 (Toán, Lý, Anh),
A07 (Toán, Sử, Địa),
D01 (Toán, Văn, Anh).

II. Đối với học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài và học sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam.

– Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT

– Kiểm tra trình độ theo quy định của trường

* Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

+ Dịch thuật, công chứng giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bậc phổ thông

+ Dịch thuật, công chứng kết quả học tập bậc THPT

+ Các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ Quốc tế khác (nếu có)

Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, sinh viên có thể đảm nhận các công việc quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với nước ngoài cũng như tất cả các công việc kinh doanh có liên quan với nước ngoài.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp còn có thể làm tư vấn, hoạch định các kế hoạch điều phối hoạt động và xây dựng chiến lược kinh tế đối ngoại cho các doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam và nước ngoài; cố vấn về kinh tế đối ngoại cho các tổ chức quốc tế.

Với trình độ và kỹ năng tiêu chuẩn quốc tế được trang bị tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, sinh viên sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn về sự thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình tại các thành phố lớn của Việt Nam và nước ngoài.