Tầm nhìn

Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) hướng đến là trung tâm học thuật đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ xuất sắc trong hệ thống giáo dục Việt Nam và khu vực.

Sứ mệnh

Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đào tạo ra những công dân toàn cầu có khả năng hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ.

Giá trị cốt lõi

Là một Khoa thuộc Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, Khoa Ngoại ngữ theo đuổi sự xuất sắc trong nghiên cứu và đào tạo ngôn ngữ nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa, trách nhiệm, đạo đức trong mỗi sinh viên.

– Giúp sinh viên hiểu và trân trọng ngôn ngữ. Nuôi dưỡng văn hóa đọc và góp ý mang tính phản biện. Coi trọng khả năng sáng tác của sinh viên.

– Thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn học phục vụ cộng đồng, quốc gia và quốc tế.

– Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia phục vụ xã hội với tư cách là những công dân toàn cầu có trách nhiệm.

Tổng quan về ngành ngôn ngữ anh

TIẾNG ANH – CHÌA KHÓA HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nổ công nghệ như hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối, giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế và tạo cơ hội rộng mở về học tập, nghề nghiệp.

 

Các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng trong thời đại hiện nay, tiếng Anh có tầm quan trọng sau đây:

● Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới

● Tiếng Anh là ngôn ngữ của khoa học, hàng không, công nghệ thông tin, ngoại giao, du lịch, công nghệ truyền thông, internet, tài chính, ngân hàng v.v.

● Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 102 quốc gia

● Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong trường học ở hơn 118 quốc gia

● Tiếng Anh sẽ giúp dễ dàng tiếp cận với nền điện ảnh, âm nhạc, văn chương toàn cầu.

 

Tiếng Anh chính là chiếc chìa khóa kết nối mọi người trên thế giới, tạo ra những cơ hội mới, giúp người học trang bị kỹ năng, tư duy hiện đại, đa nền tảng để đáp ứng và thích nghi với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thời đại.

CƠN “KHÁT” NHÂN LỰC NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI VIỆT NAM

Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu nên năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đã trở thành nhu cầu cấp thiết ở các ngành nghề và khu vực kinh tế, xã hội.

Ở khu vực giáo dục, cả nước đang còn thiếu hơn 5.000 giáo viên tiếng Anh. Dự báo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2025, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện ở tất cả khối lớp, ngành Giáo dục sẽ phải bổ sung hơn 11.300 giáo viên Ngoại ngữ. Việc thiếu giáo viên cho chương trình mới sẽ gây ra nhiều khó khăn trong công tác phân công giảng dạy, đặc biệt ở bậc Tiểu học.

Là thành phố năng động, có tốc độ phát triển bậc nhất cả nước, TPHCM đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các đề án phát triển khả năng ngoại ngữ cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Mới đây nhất, UBND TP HCM có Quyết định số 2769 năm 2019 về triển khai “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 2080 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2019-2025”. Tuy nhiên, theo thống kê, số lượng giáo viên ngoại ngữ trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng cao. Đây là thách thức lớn đối với nền giáo dục, đồng thời cũng là cơ hội dành cho sinh viên được đào tạo ngành ngôn ngữ Anh.